1.Thiết kế nhà mái Thái là gì?
- Thiết kế nhà mái thái là một trong những mẫu thiết kế nhà phố khá được ưa chuộng ngày nay.
- Nhà mái Thái là một loại kiến trúc mái nhà phổ biến tại Thái Lan, đặc trưng bởi thiết kế dốc và cấu trúc nhiều lớp ngói xếp chồng lên nhau. Với độ dốc lớn, mái Thái giúp thoát nước mưa nhanh chóng, ngăn chặn tình trạng ứ đọng và thấm nước vào nhà.
- Những kiểu nhà mái thái hiện nay được lựa chọn nhiều nhất đó là: nhà cấp 4 mái thái (nhà 1 tầng mái thái), nhà mái thái 2, 3 đến 4 tầng và nhà biệt thự mái thái cao cấp.

2. Những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công mái Thái.
Đầu tiên là đo đạc và tính toán vật liệu xây dựng
- Độ dốc mái: Độ dốc mái lý tưởng cho nhà mái thái thường dao động từ 30-45 độ. Tuy nhiên, độ dốc cụ thể còn phụ thuộc vào loại tôn, ngói và diện tích mái khác nhau, bên cạnh đó còn phụ thuộc theo yêu cầu thẩm mỹ của gia chủ.
- Chiều xuôi mái ngói hoặc tôn: Chiều xuôi mái ngói hoặc tôn tối đa 10m là một quy tắc chung. Tuy nhiên, với những mái có độ dốc lớn hơn (trên 45 độ), chiều xuôi mái có thể dài hơn.
- Tính toán số lượng ngói (tôn): Việc tính toán chính xác số lượng ngói hay tôn cần thiết là rất quan trọng để tránh lãng phí và đảm bảo tính thẩm mỹ cho mái nhà. Bạn cần tính toán diện tích mái, số lượng ngói trên một hàng, số hàng ngói và hao hụt trong quá trình thi công. Tốt nhất nên lợp một hàng dưới thật chuẩn sau đó lợp dần lên trên.


Kỹ thuật lợp mái Thái
- Lợp từ dưới lên trên, từ phải sang trái: Đây là nguyên tắc lợp ngói đúng. Việc lợp từ dưới lên trên giúp đảm bảo ngói được lợp khít và chống thấm nước tốt. Lợp từ phải sang trái giúp người thợ thuận tay và dễ dàng thao tác.
- Khoảng cách giữa các viên ngói: Khoảng cách giữa các viên ngói cần được điều chỉnh phù hợp với từng loại ngói và độ dốc mái. Khoảng cách này thường được quy định trong hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Bước đi trên ngói: Lưu ý cẩn thận khi bước trên ngói. Để tránh vỡ ngói và mất an toàn cho người thực hiện lợp mái. Chính vì thế người thợ nên bước lên những vị trí đã được lót ván hoặc sử dụng thang di động.

Vệ sinh sau khi thi công hoàn thiện
- Vệ sinh mái: Sau khi lợp xong, việc vệ sinh mái là để loại bỏ bụi bẩn và các vật liệu thừa. Bạn có thể dùng chổi mềm hoặc vòi nước để vệ sinh mái.
- Sơn mái (tùy nhu cầu của gia chủ): Sơn mái là một biện pháp bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho mái nhà. Tuy nhiên, việc sơn mái cần được thực hiện đúng kỹ thuật và sử dụng loại sơn phù hợp.
3. Ưu điểm và nhược điểm của mái ngói và mái tôn
Ưu điểm mái ngói
- Độ bền cao, có thể sử dụng hàng chục năm.
- Chống ồn tốt, giảm tiếng ồn từ mưa và gió.
- Khả năng cách nhiệt tốt, giúp làm mát khi trời nắng nóng.
- Tính thẩm mỹ cao, mang vẻ đẹp truyền thống và sang trọng.
Nhược điểm mái ngói
- Chi phí cao hơn so với mái tôn.
- Trọng lượng nặng, đòi hỏi kết cấu mái chắc chắn.
- Thi công phức tạp hơn.
Ưu điểm mái tôn
- Chi phí thấp hơn so với mái ngói.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng thi công và giảm tải trọng cho công trình.
- Thi công nhanh chóng.
- Đa dạng về màu sắc và kiểu dáng.
Nhược điểm mái tôn
- Tuổi thọ thấp hơn so với mái ngói.
- Khả năng cách nhiệt kém, có thể gây nóng bức vào mùa hè.
- Chống ồn kém, có thể gây tiếng ồn khi trời mưa hoặc gió lớn.
Tính thẩm mỹ không cao bằng mái ngói, đặc biệt khi kết hợp với kiến trúc nhà mái thái.
4. Những mẫu nhà mái Thái đẹp được ưa chuộng nhiều nhất



Bài viết trên Xây Dựng Nguyên Tâm đã giới thiệu và chia sẻ đến quý gia chủ những mẫu nhà mái Thái phổ biến hiện nay và những lưu ý quan trọng trong quá trình thi công.
Việc thiết kế thi công nhà mái thái đòi hỏi phải có đội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao. Và tất nhiên quý gia chủ phải tìm kiếm được đơn vị thi công kỹ thuật tốt và uy tín. Xây Dựng Nguyên Tâm sẽ giúp quý gia chủ từ lên bản thiết kế đến thi công hoàn thiện và nghiệm thu kiểm tra và đánh giá chất lượng sau khi hoàn thành đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật và an toàn trước khi bàn giao cho khách hàng.
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG NGUYÊN TÂM
Địa chỉ: 238/31 TTH21, P. Tân Thới Hiệp, Q. 12, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0902 526 287 – 0987 478 001
Email: xdnguyentam15@gmail.com